Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

NHỮNG XU HƯỚNG NỐI BẬT TRONG INTERNET OF THINGS

Các xu hướng đang nổi lên trong lĩnh vực Internet of Things
Chúng ta đang chứng kiến Internet of Things bao gồm cả con người mang đến một số lượng lớn những thay đổi trong các lĩnh vực kinh doanh và tác động xã hội. Dữ liệu và thông tin luân chuyển liên tục từ con người và thiết bị có thể được tổng hợp và phân tích để về cơ bản tạo ra những dạng sản phẩm và dịch vụ mới, song hành cùng với tâm lý học con người.
Chúng ta thậm chí chưa biết nó là gì. Chúng ta không biết nó là gì. Chúng ta không biết nó có thể là gì,chúng ta không biết nó sẽ là gì, chúng ta chỉ biết là nó rất tuyệt.The Social Network

Sự biến đổi của điều bình thường

Nhà phát minh kiệt xuất Nikola Tesla từng đưa ra một dự đoán mà chắc hẳn độ hoang đường của nó đối với những người cùng thời Vitoria của ông cũng giống như của các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng ngày nay đối với chúng ta. Ông từng viết:

“Khi công nghệ không dây được ứng dụng hoàn toàn, Trái đất sẽ trở thành một bộ não khổng lồ, có khả năng phản ứng với mọi bộ phận của nó.”


Ngày nay - sau một thế kỷ và một hay hai cuộc cách mạng số diễn ra - dường như “bộ não toàn cầu” của Tesla đang trở thành hiện thực. Mặc dù Internet thường được bàn luận theo khía cạnh thế giới đang bước vào một “thực tại ảo”, một sự vận động theo hướng đối lập đang nổi lên. Internet cũng đang mở rộng sang thế giới thực nhờ có những công nghệ giá rẻ như các cảm biến, trigger, thiết bị chấp hành, RFID tag, thiết bị định vị GPS, cảm biến gia tốc, và thậm chí máy in mã QR kết nối không dây. Các đối tượng hàng ngày do đó đang ngày càng trở thành những thành phần của một thực thể đang nổi lên được gọi là Internet of Things (IoT). Gần 5 tỉ thiết bị kết nối như vậy sẽ được sử dụng vào năm 2015, và sẽ tăng lên 10 tỉ chỉ trong vài năm tới. Từ thermostats thông minh trong nhà của chúng ta, các băng đeo cổ tay tập thể hình, các thiết bị trên phương tiện vận chuyển có khả năng theo dõi tiếng ồn, hiệu suất, và các cảm biến dao động tích hợp vào máy móc trong nhà máy và động cơ máy bay, những thiết bị này cùng với những hiểu biết và dự đoán có được từ các kết quả phân tích, sẽ trở thành hiện thực ở khắp mọi nơi.

Đầu tiên, điều hiển nhiên là các đối tượng hàng ngày có thể và sẽ trở thành các version tốt hơn, hiệu suất cao hơn những cái đang có. Ví dụ, các máy móc phức tạp như máy bay, ô tô, thiết bị nông nghiệp, và các nhà máy năng lượng có thể được gắn tag để tạo ra các luồng dữ liệu được dùng để giám sát và dự đoán thời gian hỏng hóc của những bộ phận chủ chốt - điều này cho phép việc thay thế và sửa chữa được tiến hành trước khi hỏng hóc và sự cố xảy ra. Các mặt hàng thuốc có thể được giám sát để có thể vận chuyển an toàn trong điều kiện môi trường thay đổi. Đèn đường thông minh sử dụng ít năng lượng hơn để chiếu sáng các khu vực. Tóm lại, chúng ta có thể tạo ra các phiên bản “thông minh hơn” của những thiết bị thông thường hiện nay, nhờ có những thành phần và kết nối liên thông chi phí thấp và phổ biến rộng rãi cho phép thông tin luân chuyển dễ dàng.


Sự kết nối thiết bị vào network thay đổi bản chất của những thiết bị này theo ít nhất 2 hướng cơ bản. Thứ nhất, dữ liệu và thông tin, lâu nay được sử dụng để tạo ra hiệu suất cao trong việc chế tạo, marketing, và phân phối mọi thứ - đang ngày càng được “nhúng sâu hơn” vào chính đối tượng. Ví dụ, áo T-shirt, mắt kính, đồ dùng thể thao, điện thoại di động, xe hơi, và các phụ kiện thời trang có thể trở thành những thiết bị có khả năng thu thập và truyền tải thông tin. Chúng đang ngày càng trở thành những phương tiện truyền thông dữ liệu về sản phẩm và dịch vụ. Thứ hai, khi những thứ đó ngày càng được nối mạng, chính mạng truyền thông sẽ nổi lên như một lớp sản phẩm và dịch vụ mới. Giờ đây việc nói về nhà thông minh, nông trại thông minh và thành phố thông minh đang trở nên có ý nghĩa hơn, nhờ có luồn thông tin cho phép nâng cao heuj quả và sự phối hợp giữa các thiết bị được kết nối. Điều này mang đến cho các công ty chế tạo sản phẩm những cơ hội mới để trở thành nhà cung cấp thông tin và dịch vụ.

Công nghệ IoT dẫn đến sự nối lên của điều được gọi là “sự biến đổi của những thứ thông thường” với tất cả những tác động mang tính xã hội và mô hình kinh doanh mà nó tạo ra. Bản chất và tính năng của những thiết bị hàng ngày - và môi trường kết nối mạng mà chúng bao gồm - sẽ tiếp tục phát triển nhờ sự lan truyền thông tin, dữ liệu và kết nối mạng tới những thiết kế cơ bản của nó. Mọi thứ đều sẽ thay đổi.

Còn chúng ta thì sao?

Lan rộng khắp nơi, xu hướng lấy thiết bị làm trung tâm này lại bỏ sót một điểm cực kỳ quan trọng. Đó là, con người cũng cần được coi là một phần trong IoT. Nhà xuất bản và quan sát thế giới Internet Tim O’Reilly gần đây đã đưa ra nhận định rằng nhà cung cấp dịch vụ gọi taxi cộng đồng Uber là một ví dụ cho sự thay đổi mà IoT đã mang đến cho xã hội và các mô hình kinh doanh. Trong trường hợp này, các lái xe taxi và các hành khách trở thành các “đối tượng”(things) trong IoT, được kết nối với nhau thông qua thiết bị di động.


Nhận định về việc IoT bao gồm cả con người có vẻ đơn giản nhưng thực ra không phải như vậy. IoT có ảnh hưởng đáng kể tới sự biến đổi trong kinh doanh và xã hội. Đầu tiên, dữ liệu và thông tin luân chuyển liên tục từ cả con người và các thiết bị hàng ngày có thể được tổng hợp và phân tích để tạo ra những dạng sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới. Xa hơn nữa (như trong trường hợp của Uber) những luồng thông tin này có thể là 2 chiều: số lượng lớn các tín hiệu nhỏ từ hàng ngàn cá nhân, được tổng hợp và phân tích để gửi những sản phẩm dữ liệu cá nhân hóa, các khuyến nghị và dịch vụ trở lại với các cá nhân.

Thứ hai, hầu hết những điều nằm trong khái niệm “big data” thực tế là những “mẩu bánh mì số” được thu tập từ hệ thống IoT khi cũng ta thực hiện các công việc hàng ngày của mình. Dữ liệu thu thập từ IoT này được cung cấp cho việc nghiên cứu con người và tổ chức như cách mà các kính thiên văn đem lại cho những nhà thiên văn trong thời đại Galileo. Những biến số mới về khoa học dữ liệu đang nổi lên như một sự đáp ứng lại việc khám phá ra kho báu mới này, với những cái tên như khoa học xã hội, vật lý học xã hội, phân tích hành vi, và phân tích con người. Những chuyên ngành đang nổi lên này có khả năng hiểu sâu hơn và rộng hơn về con người, tổ chức và hành vi mạng xã hội. Những lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng bao gồm từ Nhân sự, Quản lý hiệu suất đến Sức khỏe hành vi và Quản lý rủi ro nhân sự.

Cuối cùng, tư duy thiết kế - nằm trong tư duy thiết kế hành vi - ngày càng quan trọng. Ba thập kỷ vừa qua đã mở ra một cuộc cách mạng về nghiên cứu hành vi, trong hiểu biết của chúng ta về cách mà mọi người đưa ra quyết định và nhận định. Với sự thức dậy của những khám phá này, có một sự nhận thức ngày càng tăng về việc các sản phẩm và dịch vụ đang trở nên hiệu quả hơn đáng kể khi chúng được thiết kế cùng với - thay vì chống lại- sự phát triển của tâm lý học con người. Để giải thích điều này, Ogilvy đến từ Rory Sutherland, cho rằng các thiết bị kết nối IoT và các dịch vụ triển khai IoT cần được thiết kế dành cho bộ não của con người, chứ không phải của người Vulcan. IoT không chủ về “các thiết bị thông minh”, mà còn là về các thiết bị và dịch vụ giúp chúng ta trở nên thông minh hơn.

Tim O’Reilly nói về điều này một cách đơn giản: “Mục đích thực sự của IoT là phát triển con người”. Sau đây chúng ta sẽ cùng khám phá các khả năng của nó.

Từ Sự vật thông minh tới Đám đông thông minh

Các ứng dụng IoT ban đầu chủ yếu tập trung vào việc cải thiện hiệu suất. Ví dụ, vào năm 2008, UPS đã thu thpaj dữ liệu từ các thiết bị di động và đo đạc để hiểu hơn về những nơi nào việc cải thiện hiệu suất cần được tực hiện, và làm thế nào để đạt được. Sử ụng thiết bị giám sát vị trí GPS và cảm biến trên xe, kết hợp với một thiết bị di động cầm tay, UPS thu thập dữ liệu về từng tuyến đường của xe tải, thời gan phương tiện sử dụng để nghỉ và hoạt động, và thậm chí liệu lái xe có đang đeo dây an toàn hay không. Công nghệ này gần đây đã mở rộng dưới sự điều hành của chương trình ORION (On-Road Integrated Optimization and Navigation), giờ đây cung cấp hỗ trợ tối ưu tuyến đường thời gian thưc để giúp các lái xe xác định đường đi hiệu quả để lấy và phân phối hàng. Việc giảm chỉ một dặm mỗi lái xe mỗi ngày sẽ tiết kiệm cho UPS 50 triệu đô một năm, khi ORION được triển khai hoàn toàn vào năm 2017. Với hơn 10000 tuyến đường được tối ưu, UPS đã tiết kiệm được hơn 1.5 triệu gallon nhiên liệu và đã giảm 14,000 tấn lượng khí thải carbon dioxide.


Tuy nhiên các cơ hội mà IoT mang lại không chỉ dừng ở việc cải thiện hiệu suất bằng cách theo dõi, điều khiển và tối ưu tốt hơn. Trong “The more things change”, Michael Raynor và Mark Cotteleer đã chỉ ra rằng những luồng thông tin này có thể được dùng đẻ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới. Một mô hình thú vị đã được William Eggers và Paul Macmillan bàn luận trong bản đánh giá “billion to one”. Ý tưởng là những lượng thông tin nhỏ trong luồng thông tin từ đám đông của các cá thể có thể được tích lũy, phân tích và sử dụng để mang những lượng nội dung hay dịch vụ trở lại với từng cá thể. Ứng dụng vận tại Waze là một ví dụ cho mô hình này: Ứng dụng cho phép các lái xe(“the billions”) báo cáo tức thời các trải nghiệm (như nguy cơ trên đường, hoạt động của cảnh sát, và tai nạn giao thông) mà, khi được tổng hợp và phân tích, có thể đưa đến một mô hình thường xuyên cập nhật, thời gian thực cho môi trường lái xe. Các cá thể (“the one”) có thể sử dụng thông tin này để lên kế hoạch và điều chỉnh tuyến được và địch đến trong thời gian thực.

Xem thêm : học iot ở đâu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét