1. Module nhiệt điện
Giải pháp đưa ra, nói chung, rất đơn giản: nhiệt năng được chuyển hóa thành năng lượng điện. Câu hỏi duy nhất là: làm sao để có được nguồn nhiệt. Dễ nhất là đốt củi – và đây cũng chính là cách mà các nhà sản xuất thiết bị thông minh FlameStower muốn làm.
Dùng bếp lửa để sạc điện thoại với FlameStower
Nhưng có một giải pháp toàn diện hơn, đó là sử dụng sức nóng của chính cơ thể con người. Có rất nhiều phiên bản thiết kế cho ý tưởng này: từ những miếng dán đặc biệt được phát triển tại Đại học Bắc Carolina (dùng để dán lên da hoặc quần áo) đến các cặp nhiệt điện đặt trong giày hoặc vòng đeo tay (đại diện là sản phẩm của công ty Dyson Energy).
Nhà mạng Vodafone thì giới thiệu loại túi ngủ Power Pocket: nó được làm từ nhiều lớp chất điện môi và polyme có khả năng sản sinh ra điện dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài. Chỉ 1 đêm ngủ trong túi này cũng tích lũy đủ năng lượng để sạc điện thoại thông minh trong 11 giờ đồng hồ. Những người thích du lịch còn có thêm hai lựa chọn nữa là BioLite Kettlecharge và cốc uống nước Powerpot: vừa làm nóng nước, vừa sạc cho các thiết bị điện tử.
2. Động năng
Sử dụng năng lượng sinh ra từ các chuyển động để sạc điện thoại hay máy tính bảng cũng là ý tường rất thú vị. Một trong những đại diện tiên phong trong lĩnh vực này là quả bóng Soccket nhưng không được thị trường đón nhận do độ tin cậy của nó còn thấp. Ngoài ra còn có các thiết bị tích lũy năng lượng chỉ bằng cách nằm trong túi – khi bạn đi lại thì năng lượng sẽ dần được “gom góp”.
Hoặc là bạn có thể tận dụng máy tập đạp tại nhà khi tập thể dục để sạc điện thoại, còn khi dạo chơi trên phố thì sạc iPhone bằng ván trượt.
Trong số các giải pháp sạc điện thoại kỳ lạ còn có vòng tay Orange DanceCharge dành cho những người mê tiệc tùng, khách du lịch hay các vận động viên, cũng như quần short Pocket Power - chúng đều được làm bằng những chất liệu đặc biệt có khả năng lưu trữ năng lượng nhờ hiệu ứng áp điện khi bị kéo dãn hoặc nén lại.
3. Năng lượng mặt trời
Ngày nay những tấm pin mặt trời để tạo năng lượng đã được gắn trực tiếp trên vỏ ngoài của pin – thực sự rất thuận tiện, đáng tin cậy và không tốn kém. Nhưng các nhà khoa học không chỉ dừng lại ở đó, lấy ví dụ, họ đã chế tạo ra tấm pin mặt trời trông như một tờ giấy có khả năng sạc đầy chiếc iPhone 6 trong 2,5 giờ. Còn hiện tại trên Kickstarter đang gây quỹ cho phát minh những tấm pin mặt trời gắn lên ba lô, nắp va li, v.v.
Năm 2009, gã khổng lồ Samsung đã tung ra mẫu điện thoại đầu tiên trên thế giới có tích hợp luôn cả tấm sạc năng lượng mặt trời.
4. Sạc pin bằng máy phát thủy điện
Thoạt nghe thì có hơi hướng hoang đường nhưng trên thực tế một thiết bị như vậy có tên Blue Freedom đã được phát triển tại Đức và kích thước nhỏ gọn của nó không chiếm nhiều không gian trong ba lô du lịch của bạn.
Máy phát thủy điện mini ở nơi hoang dã sẽ vô cùng có ích
Bộ máy phát thủy điện này gồm một tuabin đường kính 12 cm, máy phát điện 5 V và một pin lithium-polymer tích hợp có dung lượng 5000 mAh. Với tốc độ chảy của nước khoảng 1,2 mét mỗi giây thì cần 3-4 tiếng để sạc đầy viên pin 5000 mAh này, còn một chiếc điện thoại thông minh trung bình có thể được sạc đầy trong vài giờ trên sông chảy mạnh.
5. Công nghệ của tương lai
Giải pháp tạo năng lượng từ chênh lệch độ ẩm
Özgür Sahin tới từ Đại học Columbia đã phát triển một công nghệ cung cấp năng lượng cho cơ bắp nhân tạo dựa vào sự biến động của độ ẩm tuyệt đối. Giải pháp này có lẽ cũng sẽ sớm được áp dụng cho các thiết bị điện tử thông minh:
6. Chẳng có gì đơn giản hơn thế này nữa
Chữ V bé nhỏ này là vị cứu tinh trong những tình huống hết pin
Chúng ta đều biết: Một viên pin bìnhthường cũng là nguồn cung cấp năng lượng, và cái mà ta cần chỉ là một bộ sạc đặc biệt nữa - ví dụ, Plan V của một dự án khởi nghiệp tới từ Canada.
Thiết bị giá 15 đô la Canada này có hình dạng giống như một chiếc vòng nhỏ mà bạn có thể kẹp vào móc chìa khóa hoặc túi, ví và mang theo khắp nơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét